Vietnam visa UAE

Những bài thuốc quý từ hoa quanh nhà không thể bỏ qua

 
Những loại hoa quen thuộc như hoa hướng dương, hoa sen, hoa hồng trắng, hoa ngọc lan, hoa cúc... cũng là nguyên liệu của những bài thuốc gia đình hữu ích.

Những bài thuốc từ hoa có thể chữa được nhiều bệnh thường gặp như: đau đầu, đau bụng kinh, tăng huyết áp, đau dạ dày, mất ngủ, ho gà, viêm phế quản, viêm khớp, lở loét...

1. Hoa hướng dương
Hoa hướng dương có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, giúp thần kinh hưng phấn tăng cường nhu động của ruột non, hạ sốt... Hoa hướng dương có thể chữa một số chứng bệnh:
 

- Chữa bệnh đau đầu, choáng váng: Một bông hoa hướng dương (khoảng 50g), thêm đường phèn vừa đủ, sắc uống.

- Chữa bệnh tăng huyết áp: dùng 50gr hoa hướng dương, 30gr râu ngô, sắc uống với đường phèn sắc lấy nước, uống ngày 2 lần.

- Chữa đau dạ dày, đau bụng: Lấy 100gr hoa hướng dương sắc nước uống trong ngày.

- Co rút cơ bắp: 60gr hoa hướng dương, 60gr thân cân thảo, 15gr mộc qua đem sắc uống.

2. Hoa sen: 
Trong Đông y, hoa sen có tính ấm, vị ngọt, đắng, vào hai kinh Tâm, và Can, có tác dụng làm cho tinh thần tỉnh táo, ích khí, công hiệu giải nhiệt độc, thanh tâm (làm mát tim), lương huyết, hoạt huyết, chỉ huyết, trừ thấp, khu phong.
Sử dụng các bài thuốc từ hoa sen có thể chữa được các bệnh: thương tích, thổ huyết, chảy máu cam, mụn nước, mẩn ngứa...

- Cách phổ biến nhất mọi người thường sử dụng là trà hoa sen: cho một đóa hoa sen khô cho vào bình, dùng nước sôi hãm, sau 2 phút, hoa sen giãn nở hết, cho thêm đường phèn vào, uống thay nước trà. Loại thức uống này có tác dụng bổ huyết, chữa mất ngủ.

- Khi bị mụn nước, dùng cánh hoa sen tươi giã nhỏ đắp vào chỗ mụn, mụn sẽ giảm. Nếu có nhọt độc, có thể cho muối vào giã nát cùng cánh sen, chườm lên mụn, nhọt độc sẽ giảm bớt.

Hoa sen không chỉ được dùng để uống như một loại trà, mà có có thể kết hợp với các loại thực phẩm, dùng trong bữa ăn hàng ngày: lấy cánh hoa sen tươi thái nhỏ xào cùng thịt gà có tác dụng an thai.

3. Hoa ngọc lan
Theo Đông y, hoa ngọc lan có tính hơi ấm, vị đắng, cay, có tác dụng trị các chứng ho, tiểu khó, đầy hơi, buồn nôn, sốt, tăng huyết áp... Các bài thuốc từ hoa ngọc lan thường sử dụng nụ hoa, phơi trong bóng râm để khô, bảo quản dùng dần. 

Các bài thuốc từ hoa ngọc lan:
- Chữa đau bụng kinh: 12g Hoa ngọc lan (chưa nở) 12g, sắc uống thay trà vào lúc sáng sớm, dùng liên tục trong khoảng 30 ngày.

- Chữa ho gà: 8 bông hoa ngọc lan, 10g lá chanh, 3g gừng, sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Uống trong 1 tuần.

- Chữa viêm phế quản: 7 bông hoa ngọc lan, 5 bông hoa hồng bạch, 15ml mật ong. Cho tất cả vào bát hấp cách thuỷ, chia làm 3 lần uống trong ngày. Uống từ 7-10 ngày.

- Tác dụng Thanh nhiệt, giải khát: Hoa ngọc lan 20g, đậu xanh 150g, đường phèn 50g. Cách chế biến: Đậu xanh rửa sạch, hoa ngọc lan tách từng cánh, rửa sạch, để ráo nước. Đậu xanh cho nước đun sôi nhỏ lửa khoảng 30 phút cho nhừ rồi cho đường phèn vào, tắt lửa, rắc hoa ngọc lan vào rồi trộn đều là dùng được. Tác dụng thanh nhiệt tiêu thử, giải khát.

- Trà hoa ngọc lan:

Lấy 2 bông hoa ngọc lan, một thìa nước trà xanh. Hoa ngọc lan tách thành từng cánh, rửa sạch cho vào cốc. Đổ nước sôi vào, sau đó cho tiếp nước trà xanh vào, để ngấm khoảng 2 phút là uống được. Trà hoa ngọc lan có công dụng làm đẹp da, giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn.

4. Hoa cúc
Hoa cúc có vị đắng, cay, có nhiều tác dụng: thanh nhiệt, giải nhiệt, chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh, cúm, viêm mũi, hoa mắt, chóng mặt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ... Một số bài thuôc tiêu biểu từ hoa cúc:

- Cháo hoa cúc trắng, hạ khô thảo:
Hoa cúc trắng 12 g, lá dâu 10 g, hạ khô thảo 15 g, đậu vàng 30 g, gạo tẻ 50 g, đường phèn (hoặc đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã; cho gạo tẻ, đậu vàng, đường phèn vào cũng nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn ấm.

Công dụng: thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với người đau mắt đỏ, miệng đắng, mắt chói, cao huyết áp. Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.

- Tác dụng an thần: dùng cánh hoa cúc phơi vài nắng cho khô, sau đó cho vào gối ngủ, chữa được bệnh cao huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, đỏ mắt do làm việc với máy tính nhiều…

- Chữa bệnh viêm khớp, đau đầu gối: cho khoảng 100gr hoa cúc vào một chiếc túi vả nhỏ, mỗi khi đau, chỉ cần hấp nóng túi hoa cúc, chườm vào gối, bệnh sẽ đỡ.

- Làm đẹp bằng Trà hoa cúc trắng: Lấy 5 lạng hoa cúc trắng, 5 lạng phục linh trộn đều, nghiền mịn. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 6 g uống với nước ấm. Trà này có công dụng làm nhuận da khiến da trở nên hồng hào.

Có thể lấy 3 bông cúc trắng khô, vài lá trà xanh, đường phèn đủ dùng để hãm uống. Trà này có công dụng thanh nhiệt, giải độc.

- Kem hoa cúc: Mùa hè làm kem ở nhà, ngoài các vị quen thuộc như dâu, chuối… có thể xay hoa cúc trộn cùng các nguyên liệu, bạn sẽ có món kem mùi vị rất ngon và có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.

5. Hoa hồng
- Chữa mất ngủ: Hoa hồng tươi 50 g (hoặc dùng 15 g), 500gr tim lợn, 50gr muối tinh 50 g, gia vị vừa đủ. Cho hoa hồng và muối tinh vào nồi, đổ nước sắc trong 10 phút, để nguội. Tim lợn rửa sạch, thái miếng, để ráo nước rồi nhúng vào nước thuốc nhiều lần, vừa nhúng vừa nướng trên bếp than hoặc lò nướng cho đến khi chín là được, ăn nóng. 


- Chữa ho trẻ em: Lấy cánh 1 bông hoa hồng trắng còn tươi, một quả quất chín, nửa thìa đường hoặc mật ong. Cho tất cả vào chén nhỏ, hấp cơm hoặc chưng cách thuỷ. Đem ra nghiền nát, trộn đều rồi gạn lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.

- Chống táo bón: Hoa hồng trắng còn tươi hoặc 20 - 40 gr hoa khô, hãm với 100 ml nước sôi trong 15 - 20 phút, thêm nửa thìa mật ong hoặc đường, uống 2 - 3 lần trước bữa ăn.

- Chữa rộp lưỡi, loét lợi, lở miệng: Ngâm bột hoa hồng đỏ 5 gr với 25 ml rượu trắng trong 24 giờ. Đun nhỏ lửa cho rượu bay hơi, đến khi còn sền sệt thì cho thêm 30 gr mật ong vào đun nhẹ, khuấy đều rồi để nguội. Dùng tăm bông sạch thấm thuốc bôi vào chỗ đau, ngày 2 - 4 lần.

- Làm đẹp da: Dùng cánh hoa cho vào nước đun sôi. Lấy nước đó pha tắm. Làm kiên trì, da sẽ mịn màng, tươi mát.

- Trà hoa hồng nhung: Lấy 5 g hoa hồng nhung khô, 5 g hoa táo khô, một thìa đường phèn. Tráng 2 loại hoa trên với nước sạch rồi cho vào cốc. Đổ nước sôi vào, đợi hoa mở cánh, có mùi thơm thì cho thêm dường phèn vào uống. Trà này có công dụng thúc đẩy tiêu hóa, bổ máu, tán ứ huyết.

5. Lưu ý khi dùng các bài thuốc từ hoa:

- Với các bài thuốc dùng hoa như uống trà (trà hoa): nên dùng búp hoa hoặc hoa mới chớm nở, ngắt bỏ đài và cuống hoa, lật úp xuống rồi đem phơi hoặc sấy thật khô, đựng trong lọ kín để dùng dần. Khi dùng, lấy ra một lượng thích hợp đem hãm trực tiếp với nước sôi trong bình kín, sau chừng 10 - 20 phút thì có thể dùng được, uống thay trà trong ngày, có thể cho thêm một chút đường phèn, đường đỏ hoặc mật ong cho dễ uống.

- Khi dùng hoa tươi, nên rửa thật sạch và ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ hết các chất bẩn bám quanh cánh hoa

- Nếu sử dụng hoa khô, nên rửa sơ qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh.

- Nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách thức sử dụng để đạt được hiệu quả mong muốn.

- Hoa có tác dụng hoạt huyết, thông kinh, phá huyết, ứ khứ (như đào, hồng, nguyệt lý, linh lăng, phượng tiên) không được dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh, huyết ra nhiều.

- Những người có cơ địa dị ứng cần rất thận trọng khi dùng các bài thuốc từ hoa.
Read More
Vietnam visa UAE

Một số hình ảnh đẹp về hoa Thạch Thảo

 
Ngắm nhìn hình ảnh những bông hoa Thạch Thảo đẹp mê hồn cho những ai thích cảm giảm êm dịu, hiền hòa, mộc mạc nhưng đầy quyến rũ.
Thạch thảo hay mọc thành bụi, nhiều bông với cánh nhỏ xíu xoè rộng ra. Hoa Thạch thảo có ba màu chính: tím, hồng, trắng. Thạch thảo có nguồn gốc từ nước Ý, ngày nay được lai tạo thêm thành loại hoa cánh kép rất đẹp. Tại châu Âu, Thạch thảo tượng trưng cho tình yêu và vẻ đẹp mềm mại, thanh tú, nữ tính. Đôi khi Thạch thảo cũng tượng trưng cho sự chính chắn vì nó thường nở vào cuối Thu, khi mà đa số các loại hoa khác đã tàn.



















Read More
Vietnam visa UAE

Một số hình ảnh đẹp về hoa gạo tháng 3

 
Tháng Ba ở quê đẹp lắm! Đây đó là màu xanh trong hiền hòa của dòng sông lượn quanh theo triền đê, là màu xanh của tre, của lúa… nhưng có lẽ đẹp nhất, rực rỡ nhất và dễ làm lòng người xao xuyến vẫn là màu đỏ của loài hoa chỉ nở vào tháng Ba: hoa gạo.

Hoa gạo (còn gọi là hoa Mộc miên, Pơ lang) thường nở vào dịp tháng 3 âm lịch, đóa hoa to, dầy và đỏ thắm báo hiệu trời chuyển vào hè. Bầy chào mào loách choách bay về hút mật ngọt trong năm cánh hoa làm cả một góc phố phường sáng bừng, ồn ã. Hoa thắp đỏ một khoảng trời, rồi lặng lẽ xoay tròn trên không trung, gieo mình theo cơn gió, hoa lìa cành vẫn giữ nguyên sắc đỏ.

Dưới đây là một số hình ảnh đẹp về hoa gạo tháng 3 mời các bạn thưởng thức cùng Blog hoa đẹp nhé

















Read More
Vietnam visa UAE

Những loại cây hoa nên trồng ở lăng mộ

 
Khu lăng mộ gia đình nhà bạn sẽ trở nên đẹp và trong lành hơn rất nhiều nếu có những cây trồng hợp lý.Ngoài tác dụng mang lại bóng mát và nét thẩm mỹ thì trồng cây cũng có những ý nghĩa phong thủy của nó.Tư vấn cách chọn cây trồng trước mộ, những loại hoa thường được trồng trên mộ.

Những loại cây hoa nên trồng ở lăng mộ

1, Cây đại :
 
Loài cây này có một vẻ đẹp rất thoát tục với hình thức những thân cây trụi lá và những chùm hoa trên cao, tạo cảm giác linh thiêng, mênh mang trong không gian của các kiến trúc tôn giáo cổ truyền. Cây đại thường thấy rất phổ biến ở các chùa. Theo nhà Phật thì cây đại là một cây thiêng trong hệ cây thiên mệnh (nghĩa là sinh khí, linh hồn của vũ trụ, trời đất). Trong quan niệm của người xưa thì loài cây này có khả năng hút sinh lực từ bầu trời chuyển xuống cho đất và nước để khởi phát một cuộc sống viên mãn.
2, Cây thiết mộc lan : 
Với sức sống mãnh liệt và ý nghĩa may mắn.
3, Cây gạo :
 
Thường được trồng nhiều ở các đền, quán hoặc những ngôi chùa vừa thờ Phật vừa thờ Thánh. Người ta cho rằng cây gạo với những chiếc gai ở thân cây cũng được coi là chiếc thang bắc lên trời, là cái gạch nối trong mối giao hòa giữa cha trời và mẹ đất.
4, Cây thông /tùng : 
Trồng trong lăng mộ tượng trưng cho người quân tử, học rộng tài cao, cũng là biểu tượng cho sự kiên tâm giữ vững được phẩm chất cao đẹp của mình trước phong ba bão tố.
5, Cây xương Rồng : 
Nói đến xương rồng như nhắc nhớ đến sức sống mãnh liệt. Với cây xương rồng được trồng ở nghĩa trang như một điều mà người còn sống mong rằng những người quá cố dù ở thế giới bên kia nhưng cũng có cuộc sống khỏe mạnh như thế giới bên này.
6, Trồng hoa gì ngoài lăng mộ :
 ngoài cây thì chúng ta nên trồng một số loại hoa trên và xung quanh mộ, ví dụ hoa cúc, hoa đồng tiền.

Trồng cây và hoa ở mộ cần lưu ý

- Tránh trồng cây gần mộ, khi đó hoa lá rơi lên mộ sẽ mất vệ sinh ngoài ra rễ cây có thể đâm vào huyệt mộ làm động mộ.
- Tránh trồng các loại cây có thân lớn, dễ ăn quá sâu sẽ làm ảnh hưởng tới mộ phần nếu để lâu năm.
- Đặc biệt trên ngôi mộ nên có khoảng để cỏ mọc, có thể trồng hoa nhỏ trên mộ.
- Xung quanh ngôi mộ để khoảng đất trồng các loài hoa thân cỏ, có tuổi đời ngắn như: hoa cúc, hoa tóc tiên, dạ yến thảo ...
Read More
Vietnam visa UAE

Ý nghĩa của cây hoa mai vàng trong ngày tết

 
Người dân Việt Nam thường thích chọn cây mai thờ cúng và trang trí trong nhà vào ngàyTết không phải là điều ngẫu nhiên. Hình ảnh cây mai nở rộ trong ngày đầu xuân là bài học đạo lý đối với mọi người và mọi nhà. Cây mai dãi nắng dầm mưa trong lòng đất Việt Nam cũng là hình ảnh tiêu biểu cho những phẩm chất tinh thần cao quý của người dân Việt trong quá trình đấu tranh và lao động xây dựng cuộc sống qua nhiều thế hệ. Cây mai vàng Việt Nam có địa vị trong thơ Thiền thời đại Lý Trần, nó là hình tượng cao quý ẩn dụ cho khả năng tiếp nhận chân lý của con người.


Cây mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam, gắn bó với con người từ lúc tổ tiên khai đất lập làng để sinh sống. Cây mai chịu đựng gió mưa lụt bão để có thể nở hoa vào dịp tết, đó là hình ảnh tượng trưng cho người dân Việt vượt mọi gian khó để gìn giữ quê hương nòi giống và sống đời có ý nghĩa.

Như cây mai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão, con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên.

Như cây mai vàng đứng trước thời tiết nghiệt ngã, vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng nhẫn nại và can đảm trước mọi hoàn cảnh để xây dựng cuộc đời.
Như cây mai vàng trút những chiếc lá già cỗi cuối đông, nhường cho chồi non và hoa vàng nở đầu xuân, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng sống hy sinh cho thế hệ con cháu tương lai.

Như cây mai vàng gìn giữ nhựa sống sâu kín trong thân tạo sức sống mạnh khỏe để hoa nở đầu xuân, người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý trong tâm, tu nhân tích đức để sống có ích cho mình và cho mọi người.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai, xuân về dâng cho đời bông hoa xinh đẹp. Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.

Từ khi tổ tiên lập nước và giữ nước,thành lập chế độ làng xã, đã chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức. Mỗi tên của làng xã cho đến tên tỉnh thành mà tổ tiên đặt ra đều mang dấu tích lịch sử và luôn tâm nguyện cho con cháu đời sau sống an lành. Nhiều làng xã trên quê hương Việt Nam đều có ngôi chùa, ngôi chùa từ thời đầu tiên như là thay thế cho trường học ngày nay để dạy lễ giáo và cũng là nơi tin ngưỡng chung cho mọi người. Khắp ba miền Nam, Trung, Bắc ở Việt Nam, mỗi làng xã đều có nhà thờ họ, nhà thờ nhánh, đình làng và miếu xóm lập lên để tỏ lòng tri ân đối với ông bà tổ tiên cũng như những anh hùng hào kiệt có công với dân với nước. Hằng năm, con cháu trong làng quê đi làm ăn hay sinh sống khắp nơi, thường trở về làng quê thăm cha già mẹ yếu, thăm mồ mã ông bà, tu chỉnh gia phả, ôn lại lời dạy của các bậc tiền bối để tri ân và báo ân.

Cây mai trong sân chùa ở làng quê Việt Nam được xem là hình ảnh quan trọng trong văn học Phật Giáo thiền thời đại Lý Trần. Trong tuệ giác của các bậc thánh nhân, hình ảnh cây mai sống trong sương mai nắng chiều, sống qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà nở hoa đó là năng lực sống nhiệm mầu. Nó xứng đáng là biểu tượng cho trạng thái thân tâm vô nhiễm trong cuộc đời này. Thiền sư Mãn Giác làm bài thơ “Cáo tật thị chúng” với hình ảnh cây mai vàng đã gửi gắm tinh thần siêu việt tiềm ẩn trong khả năng của con người. Đó là năng lực sống tự chủ và trí tuệ. Trí tuệ ấy là tầm nhìn tổng quát trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc sống, vượt qua mọi ràng buộc ước lệ thời gian và không gian trong thế giới hiện tượng. Nội dung bài thơ như sau:


"Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa cười.

Việc đời qua trước mắt,

Già đến trên đầu rồi!

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoài sân đêm trước một cành mai.” 

Hai câu thơ đầu như nói chuyện về thời gian, cảnh vật và thời tiết vốn có trong đời. Hai câu thơ tiếp như lời tâm sự chân tình về sự việc đến đi liên quan trong cuộc đời ngắn ngủi của con người. Tất cả đó diễn ra trong sân khấu cuộc đời luôn biến đổi, mọi hiện tượng sự vật đang trong trạng thái: thành, trụ, hoại, không. Con người cũng nằm trong quy luật: Sanh, già, bệnh chết. Hạnh phúc sau cùng là sống với cái tâm chân thật không bị điên đảo trước mọi hiện tượng cám dỗ của cuộc đời. Cuộc sống quanh năm dù nghèo khổ hay giàu sang phú quý, khó khăn hay thuận lợi cũng quan niệm như cảnh huyễn mộng mà thôi.

Cái đạo lý siêu nhiên chứa đựng trong ý nghĩa hai câu sau: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Ngoài sân đêm trước một cành mai." Đừng tưởng rằng xuân tàn hoa rụng là hết, vẫn còn có cành mai vàng đang nở ngoài sân. Ngay trong hiện tượng đang sanh diệt còn có chân tâm không sanh diệt. Cành mai như là một thông điệp cảnh tỉnh mọi người đang sống trong trường đời thay đổi, hiện tượng sanh già bệnh chết là điều tất yếu trong kiếp nhân sinh. Bản tâm thanh tịnh vô nhiễm, cái chân lý tối hậu để thoát khỏi mọi khổ đau sanh tử.

Hoa mai vàng là loại hoa tiêu biểu để thờ cúng và trang trí trong nhà vào dịp Tết, cũng như là trình bày bài học đạo lý uyên thâm cho đời. Cành mai ngày Tết là hình ảnh ẩn dụ cho sức sống và trí tuệ của con người Việt Nam. Quán chiếu hình ảnh cành mai để thấy rõ nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc để báo ân tổ tiên và quê hương xứ sở. Quán chiếu hình ảnh cây mai ngày Tết để nhận thức ý nghĩa cuộc đời. Tất cả mọi hiện tượng thành tựu bởi vọng thức sau cùng cũng bị đào thải bởi quy luật sanh diệt với thời gian, trở về với chân tâm không sanh không diệt để có được hạnh phúc vĩnh hằng.

Ý nghĩa của Hoa Mai vàng trong phong thủy

Xưa kia, mai đã từng được coi là quốc hoa của Trung Quốc (bây giờ là hoa mẫu đơn). Hoa mai nó vào khoảng giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân, “độc thiên hạ nhi xuân”, còn có cách gọi là “báo xuân hoa”. Trong “Hoa kính” cũng đã gọi mai là “thiên hạ ưu vật” (vật báu trong thiên hạ). Hoa mai được ví với người con gái đẹp, trúc vu phu, mai vu thê, ghép lại là “trúc mai song hỷ”. Nam nữ thiếu niên gọi là “thanh mai trúc nữ”. Phẩm cách của mai, ngạo xương tuyết, có cách nói “Tứ đức” trong: “Mai cụ tứ đức, sơ sinh vi nguyên, khai hoa như hường, kết từ vi lợi, thành thục vi trinh” (Mai có đủ bốn đức (của quẻ Cái), nở đầu tiên nên gọi là Nguyên, hoa nở là Hanh, kết trái là Lợi, quá chín là Trinh).

Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: khoái lạc, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình, lại hợp âm dương ngũ hành của Trung Quốc Kim – Mộc – Thủy – Hoả – Thổ. Trong các câu chúc thọ thường có “mai khai ngữ phúc, trúc báo tam đa” (lá trúc có ba nhánh), ngụ ý cát tường. Trồng mai trong vườn nhà hoặc trong bồn đều có giá trị thẩm mỹ. Mai có bốn tiêu chí quý: “Quý hy bất quý mật, quý lão bất quý non, quý sấu bất quý phì, quý hàm bất quý khai” (quý hoa ít không quý nhiều, quý già không quý non, quý khẳng khiu không quý mập mạp, quý nụ không quý nở). Tứ quý này thường thể hiện rất rõ ở trong những bức vẽ của các họa sỹ thủy mặc.
 
Read More
Vietnam visa UAE

Công dụng chữa bệnh của hoa Atiso đỏ

 
Hoa Atiso đỏ (hoa bụt giấm) có tên khoa học là Hibiscus subdariffla L., họ Bông (Malvaceae).
Tên Atiso đỏ là cách gọi của người dân Miền Bắc dành cho cây Hibiscus. Hiện nay, đã có rất nhiều những sản phẩm được làm từ Hibiscus như trà, rượu, nước siro, bánh quy, mứt... và được sử dụng nhiều như một món quà tặng, quà tết, quà tết cuối năm. Tham khảo thêm những tên gọi khác nhau của Atiso đỏ tại bài viết nhữngtên gọi khác nhau của Hibiscus.

Cây sống một năm cao 1,5 – 2m, phân nhánh gần gốc, màu tím nhạt, lá hình trứng, mép lá có răng. Hoa đơn độc, mọc ở nách, gần như không có cuống. Tràng hoa màu vàng hồng hay tía, có khi trắng. Quả nang hình trứng, có lông thô mang đài màu đỏ bao quanh quả. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 10.

Ở nước ta, từ lâu cây Atiso đỏ được trồng làm cảnh khá phổ biến ở nước ta. Đài hoa phơi khô bảo quản được lâu, sau khi ngâm nước lại trở về trạng thái tươi.

Vào mùa thu, lúc các lá đài còn mềm, không nhăn héo và có màu đỏ sẫm. Và cũng chỉ thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở vì để lâu, dược liệu sẽ kém phẩm chất.

Thành phần hoá học:
- Cả lá, đài hoa Atiso đỏ giàu về Acid và Protein. Các Acid chính tan trong nước là Acid Citric,Acid Malic, Acid Tartric, Acid Hibiscus. Chúng cũng chứa Gossypetin và Clorid Hibiscin là những chất có tính kháng sinh.

- Hoa chứa một chất mầu vàng loại Flavonol Glucosid là Hibiscitrin; Hibiscetin; Gossypitrin và Sabdaritrin. Quả khô chứa Canxi Oxalat, Gossypetin, Anthocyanin (có tác dụng kháng sinh) và Vitamin C.

- Hột chứa 7,6% nước, 22,3% dầu, 24% protein, 13,5% chất xơ, 7% chất khoáng. Dầu hột Atiso đỏ tương tự như dầu hột bông vải có tác dụng chống nấm và bệnh ngoài da. Dầu chứa Vitamin và các chất béo không no, có tác dụng tốt đối với người cao tuổi và người kiêng ăn.:

Một số công dụng chủ yếu của lá hoa và cây Atiso đỏ:

- Dầu ép từ hạt Atiso đỏ và chất không xà phòng hoá có tác dụng kháng sinh trên một số chủng vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella typhi, Bacillus subtilis, Coryne bacterium pyogenes, Staphylococcus aureus... và có tác dụng kháng nấm trên một vài loài nấm: Aspergillus, Trychophyton, Cryptococcus...

- Đài hoa Atiso đỏ có tác dụng chống co thắt cơ trơn, làm thư giãn cơ trơn tử cung, làm hạ huyết áp và có tính kháng sinh, trị ho, viêm họng. Kinh nghiệm dân gian là nhai ngậm đài hoa bụp giấm để trị viêm họng, ho.

- Đài và lá cũng được dùng làm thuốc nhuận gan, lợi tiểu. Dịch chiết nước đài hoa Atiso đỏ đem tiêm vào mèo thí nghiệm (không gây mê) cho thấy có tác dụng hạ huyết áp. Tác dụng này bị ngăn cản bởi atropin. Một chiết đoạn polysaccharit nụ hoa Atiso đỏ tan trong nước có tính chất như pectin polysacharit làm chậm sự phát triển của khối u sarcoma 180 cấy ghép trên chuột.

- Nước hãm đài hoa chứa nhiều Acid hữu cơ có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, lọc máu, giảm áp suất mạch và kích thích nhu động ruột, lại có tác dụng kháng khuẩn và nhuận tràng. Lá cũng có tác dụng lợi tiểu, an thần và làm mát. Quả chống scorbut...

- Lá có vị chua chua, dùng làm rau ăn. Người ta thường dùng đài hoa có vị chua làm gia vị thay giấm, chế nước giải khát, làm mứt.Có nơi dùng chế xiro. Người ta có thể cho xiro đó lên men. Lá dùng như chất thơm và cùng với đài hoa, quả để trị bệnh scorbut. Toàn cây có thể chế rượu vang: rượu có mầu đỏ đẹp, vị chát, chua dịu, dáng dấp của vang Bordeaux.

- Lá, đài của hoa bụp giấm (Atiso đỏ) chín rất nhanh và chỉ được thu hái trong vòng 15-20 ngày sau khi hoa nở khi chúng còn mềm, không nhăn héo và có mầu đỏ xẫm. Lá đài để tươi, rửa sạch ép lấy nước, pha thêm đường và nước lọc làm đồ uống giải khát.

- Sắc đài hoa mọng nước lấy nước uống hay hãm uống giúp cho tiêu hoá và trị các bệnh về mắt; Nó cũng dùng để trị bệnh tim và thần kinh, huyết áp cao, xơ cứng động mạch.

Gần đây:
Rovesti và Griebel công bố tác dụng chữa xơ vữa động mạch và tính kháng khuẩn đường ruột cao của Bụp giấm.
Các nhà nghiên cứu Malaixia cho biết nước ép từ lá đài tươi của Bụp giấm (Atiso đỏ) có tác dụng bổ dưỡng và phòng ngừa bệnh ung thư.
Ở Thái Lan, lá đài Bụp giấm phơi khô sắc uống là thuốc lợi tiểu mạnh chữa sỏi thận. Lá và cành chữa ho, hạt bổ dạ dầy.
Ở Myanma, hạt Bụp giấm (Atiso đỏ) chữa suy nhược cơ thể, còn ở Đài loan, hạt được dùng để nhuận tràng nhẹ, bổ và lợi tiểu.
Ở Philippin, rễ Bụp giấm (Atiso đỏ) làm thuốc bổ và kích thích tiêu hoá.
Trên thế giới hiện nay, người ta có xu hướng đi tìm và chiết xuất chất mầu từ cây cỏ để nhuộm mầu thức ăn và đồ uống thay thế cho các loại hoá chất. Nước ta cũng đã chiết mầu đỏ từ lá, đài Bụp giấm cho mục đích này.

Lưu ý: Lá cây Atiso thường được sử dụng để nấu canh chua, chế nước giải khát. Nước ta có sản xuất rượu vang atiso đỏ phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bông hoa Atiso đỏ ngâm với đường và mật ong có tác dụng mát gan, giải nhiệt cho cơ thể trong những ngày hè nóng bức. Có thể phòng rôm sảy, mụn nhọt, táo bón... cho trẻ trong những ngày hè bằng cách cho trẻ uống hoa atiso ngâm đường hàng ngày. Các bé rất thích vị chua chua ngọt ngọt của loại nước giải khát này. Hoa Atiso đỏ sau khi ngâm có vị ngọt ngọt, chua chua và đặc biệt rất giòn, ăn rất ngon mà lại đảm bảo vệ sinh. Các bạn hãy thử một lần đảm bảo sẽ rất thích.
Read More
Vietnam visa UAE

Sự tích và ý nghĩa hoa đào ngày tết

 
Nếu miền Nam chuộng hoa mai trong ngày Tết thì miền Bắc nước ta lại thường mua những cành đào để trang trí cho căn nhà vào những ngày đầu Xuân. Hoa đào ngày tết không chỉ mang ý nghĩa xua đuổi tà ma mà còn mang đến nguồn sinh khí mới, giúp mọi người trong nhà luôn khỏe mạnh và bình an trong năm mới, bên cạnh đó đào cũng là một loài hoa đẹp bởi vậy được mọi người rất ưa chuộng.


Sự tích hoa đào ngày xuân

Ngày xưa, ở phía đông núi Sóc Sơn có một cây hoa đào cổ thụ, cành lá xum xuê khác thường, bóng râm che phủ cả một vùng rộng. Trên cây hoa đào khổng lồ ấy có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó tránh khỏi sự trừng phạt của hai vị thần linh. Ma quỷ khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần đến nỗi sợ luôn cả cây đào, chỉ cần trông thấy cành hoa đào thôi cũng đủ khiến chúng bỏ chạy xa bay.

Ðến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng. Trong mấy ngày Tết, hai thần vắng mặt ở trần gian nên để tránh ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái, dân chúng đã đi hái những cành hoa đào về cắm trong lọ, ai không hái được thì lấy giấy hồng điều vẽ hình hai vị thần linh dán ở trước nhà. Việc làm này từ đó trở thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp Tết đến, mọi người đều cố gắng cắm một cành hoa đào trong nhà mình

Lâu dần, người Việt không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như tổ tiên ngày xưa nhưng vẫn giữ tập tục trang hoàng cho nhà mình bằng cành đào tươi thắm, sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hoà hợp, cầu mong khởi đầu năm mới trong không khí vui vẻ, trong sáng.

Read More